Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô từ A đến Z năm 2022

Nền kinh tế tại Việt Nam đang có sự phát triển rõ ràng. Điều này chứng minh nhu cầu sử dụng Ô tô thành phương tiện cá nhân đang tăng cao. Thế nên việc kinh doanh phụ tùng Ô tô nhanh chóng được nhiều người tìm hiểu và bắt tay vào kiếm lời.
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô từ A đến Z năm 2022

Vậy làm thế nào để có một kế hoạch kinh doanh phụ tùng ô tô hoàn hảo? Hãy cùng POS365.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

I. Nghiên cứu thị trường


Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô đầu tiên đó chính là nghiên cứu thị trường. Việc này sẽ người kinh doanh hiểu rõ hơn về sự cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng. Từ đó có được những chiến lược để tăng doanh thu tốt hơn. Hãy bắt đầu với việc:

Cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô

    1.1. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng


Để thành công, giống như nhiều loại hình kinh doanh khác, bạn cần hiểu khách hàng của mình có mong muốn gì. Bạn cần tiến hành khảo sát xung quanh địa điểm dự định mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô. Sau đó lấy ý kiến phản hồi và quan sát hành vi người tiêu dùng.

Lúc này bạn đã tổng hợp tất cả các thông tin lại với nhau, Chủ cửa hàng sẽ nắm được điều kiện sống của người dân ở đây như thế nào, nhu cầu của họ như thế nào, họ có mong muốn gì về ô tô và xe máy như thế nào,... Bây giờ tất cả những gì bạn phải làm là chọn một nguồn phụ tùng ô tô đáp ứng yêu cầu các tiêu chí này, việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

    1.2. Nghiên cứu đối thủ


Nếu khu vực bạn dự định mở cửa hàng phụ tùng ô tô không có cửa hàng kinh doanh mặt hàng tương tự, bạn có thể bỏ qua bước này. Thế nhưng việc kinh doanh phụ kiện Ô Tô là một chiếc bánh ngon, vì vậy mỗi khu vực sẽ có ít nhất 2 đến 3 cửa hàng. Trước khi bắt đầu cung cấp phụ tùng Ô tô, bạn cần tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực, sau đó đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả nhất.

II. Vị trí buôn bán phụ tùng ô tô


Vị trí buôn bán phụ tùng Ô tô lý tưởng đó là tại những khu dân cư đông đúc, có mức sinh hoạt cao. Bởi nơi đây có những khách hàng mục tiêu có mức thu nhập cao, ô tô được họ chọn là phương tiện cá nhân. Tại đây, mức tiền thuê giao động tùy theo vị trí bạn lựa chọn, trung bình khoảng 10 đến 20 triệu trong thành thị. Lưu ý, khi làm hợp đồng, bạn phải đóng trước từ 3 đến 6 tháng tiền thuê mặt bằng.

III. Giấy phép kinh doanh phụ tùng ô tô


Dưới đây là hai loại giấy phép kinh doanh dành cho doanh nghiệp và cửa hàng cung cấp phụ tùng Ô tô. Bạn cần chú ý để tránh gặp phải thủ tục rườm rà.

    3.1. Mô hình doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng Ô tô


- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty trừ mô hình Doanh nghiệp tư nhân;

- Danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.

- Bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức. Nếu thành viên, cổ đông là tổ chức phải cử người đại diện góp vốn tại công ty mới. Người đại diện góp vốn này phải cung cấp bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân.

- Một số giấy tờ khác sẽ được yêu cầu bổ sung tùy vào mô hình kinh doanh theo quy định pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty có địa chỉ trụ sở. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    3.2. Mô hình hộ kinh doanh bán lẻ phụ tùng Ô tô


Hồ sơ thành lập bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

- Bản sao y chứng thực Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh, người đại diện hộ gia đình;

- Bản sao chứng thực biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Lưu ý:

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Lệ phí 100.000 VNĐ trên một lần đăng ký.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

IV. Các mặt hàng phụ tùng ô tô


Để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, các chủ cửa hàng phụ tùng kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng như sau:

    4.1. Phụ tùng theo xe


Phụ tùng xe Toyota, Mazda, Nissan, Honda, Mitsubishi, Suzuki, Hino, Lexus, Acura, Isuzu, Ford, Chevrolet, Vinfast,… chính hãng. Đây chính là điểm mấu chốt để cho khách hàng tin tưởng mua thiết bị thay thế. Bởi họ rất ngại việc sử dụng các phụ tùng ngoài để trang bị cho chiếc ô tô của mình.

    4.2. Phụ tùng động cơ


Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền của Động Cơ ô tô: Piston, Bạc biên, căn dọc trục, mặt máy, bánh răng đầu trục cơ, xi lanh, xéc măng, cảm biến trục khuỷu, tay biên, lốc máy, bánh đà,…

Hệ thống phân phối khí: Trục cam, Con đội thủy lực, Cò mổ, Xu páp, Búa tăng xích cam, Dẫn hướng xích cam, Nắp đậy, Giá đỡ giàn cam.

Hệ thống làm mát: Bơm nước động cơ, Két nước, Van hằng nhiệt, Vỏ van hằng nhiệt, Quạt gió động cơ, Nắp két nước, Ly tâm cánh quạt gió động cơ,…

Hệ thống bôi trơn: Bơm dầu động cơ, Lọc dầu, Két sinh hàn, Cụm lọc dầu động cơ, Đáy cacte, Que thăm dầu,…

Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Ống tích áp, Dây curoa dẫn động, Bơm thấp áp, Van nhiên liệu, Dây giật nắp bình xăng, Chế hòa khí,…

    4.3. Phụ tùng gầm


Hệ thống phanh: Má phanh trước/ bố thắng trước, Má phanh sau / Guốc phanh sau, Guốc phanh tay, Cụm gông phanh đĩa, Mâm dừng phanh, Đĩa phanh, Tăm bua phanh, Ti ô phanh, Cảm biến ABS,…

Hộp số: Hộp số tổng thành, Vành đồng tốc, Dây đi số, Phớt hộp số, Vỏ hộp số, Cơ cấu đi số,Vòng bi hộp số,Tay đi số, Cảm biến, Két làm mát dầu hộp số,…

Hệ thống lái: Vô lăng, Rotuyn lái ngoài, Ba ngang, Ba dọc, Ti ô trợ lực lái, Bơm trợ lực lái, Phớt lái, Bót lái, Thước lái, Rotuyn lái trong, Sao lái,…

    4.4. Phụ tùng thân - vỏ


Cản trước - cản sau: Cản trước, Ba đờ sốc trước, Cản sau, Ốp đèn gầm, Logo, Giá bắt cản, Tai cài cản trước, sau,…

Khung xương: Khung xương đầu xe, Xương giằng cản sau, Giá đỡ động cơ, Sắt xi, Cầu sau, Xương giằng đầu xe, Giá bắt,…

Kính: Kính chắn gió trước, Kính cánh cửa, Kính chắn gió sau, Gioăng, Nẹp chân kính, Kính nóc, Ốp chân kính chắn gió,...

    4.5. Phụ tùng điện - điều hòa


Hệ thống điều hòa: Dàn nóng, Quạt dàn lạnh, Lọc gió điều hòa, Lốc điều hòa, Van tiết lưu, Dàn lạnh, Quạt giàn nóng,…

Công tắc, cầu chì, dây điện: Công tắc, Công tắc lên xuống kính, Cầu chì, Dây điện, Rơle, Công tắc pha cos, Công tắc gạt mưa,…

    4.6. Một số phụ tùng khác


Trang thiết bị an toàn: Cảm biến va chạm, Hộp điều khiển thân xe, Dây đai an toàn, Túi khí chính, Túi khí phụ, Hộp điều khiển túi khí, Cảm biến kích nổ, Móc cứu hộ,…

Dây curoa, cụm tăng tổng: Bi tăng tổng, Bí tỳ tổng, Dây curoa tổng, Cụm tăng tổng,….

V. Vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô là bao nhiêu?


Thật khó có thể kinh doanh phụ tùng ô tô nếu như bạn không có vốn. Bạn cần phải bắt tay vào xây dựng một bảng chi phí gồm chi phí nhập khẩu, chi phí thuê phòng, chi phí lắp đặt thiết bị, nguồn hàng chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo và tiếp thị,... Và thực sự đây là con số không hề nhỏ chút nào.

Có rất nhiều khoản chi phí khác nhau mà bạn cần phải chi để thực hiện kế hoạch mà không ảnh hưởng gì đến công việc kinh doanh. Theo những người đã từng kinh doanh ngành này, bạn cần chuẩn bị khoảng tầm 500 triệu để mở một cửa hàng cung cấp phụ kiện ô tô. Đây là mức vốn giúp bạn thoải mái nhập các mặt hàng phụ tùng ô tô phổ biến, đồng thời có thể bán thêm các phụ kiện khác như camera hành trình, gương, thảm lót sàn cao cấp, tay cầm, cần gạt mưa,…

Có những những người có ý định mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô mà trong tay chỉ có khoảng 200 đến 300 triệu. Con số này vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu bán hàng. Thế nhưng điều quan trọng là bạn biết cách xoay vòng vốn nhanh và hiệu quả. Hãy ưu tiên những sản phẩm được sử dụng nhiều. Bên cạnh đó bạn có thể vay vốn từ người thân, ngân hàng, nhưng nên nhớ phải tính toán hợp lý.

VI. Nguồn hàng phụ tùng ô tô


Nguồn hàng là yếu tố quyết định để bạn thu hút khách hàng. Mỗi phụ kiện được bán ra là một lần khách hàng đặt niềm tin vào cơ sở kinh doanh của bạn. Chính vì thế bạn cần tìm nơi cung cấp đảm bảo chất lượng.

Các chủ kinh doanh nên tham khảo các nguồn hàng có tiếng từ các nước Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc,... đảm bảo nhu cầu sử dụng của đa số khách hàng trên thị trường. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nhà phân phối trong nước để có thể trở thành đại lý phân phối phụ tùng ô tô như:

MuCAR
Ô tô Hoàng Kim
Nội Thất Ô Tô Và Đồ Chơi Ô Tô Tú Linh

Việc kinh doanh phụ tùng ô tô yêu cầu rất nhiều về kiến thức chuyên môn sâu để có thể tư vấn, giải đáp vấn đề mà khách hàng gặp phải. Điều này sẽ giúp khách an tâm và tin tưởng mỗi khi xe hỏng hay muốn cải thiện trải nghiệm lái xe của mình.

VII. Quy mô nhân viên kinh doanh phụ tùng ô tô


Đối với những cửa hàng phụ tùng ô tô vừa sẽ cần đội ngũ không quá lớn. Thế nhưng vẫn phải đảm bảo các chức năng nhiệm vụ được đặt ra. Bao gồm:

Quản lý: Chủ kinh doanh có thể kiêm luôn chức vụ này nhằm đảm bảo việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Nhân viên kinh doanh: Có nhiệm vụ tư vấn sửa chữa dịch vụ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Nhân viên thu ngân: Tiếp nhận thanh toán hóa đơn của khách hàng

Nhân viên kế toán: Kiểm soát chứng từ mua hàng, chứng từ chi phí mua hàng, hồ sơ phê duyệt làm căn cứ nhập - xuất kho, kiểm kê hàng hóa, tính lương, thưởng

Nhân viên kỹ thuật: Bộ phận hỗ trợ lắp đặt, sửa chữa cho khách hàng. Họ cũng là những người trực tiếp đưa ra lời khuyên cho khách.

Nhân viên quản lý kho: Tiến hành quản lý trực tiếp hàng hóa nhập - xuất, tồn đọng trong kho

Lưu ý: Sản phẩm phụ tùng ô tô có đặc điểm khó nhớ tên và phân loại, nếu như nhân viên kho không nắm chắc được chuyên môn rất dễ gây nhầm lẫn. Cách tốt nhất là sử dụng phần mềm quản lý kho để giải quyết điều này. Phần mềm hỗ trợ nhập liệu với hình ảnh, mã số, quản lý xuất nhập hàng hóa đơn giản, nhanh chóng, chính xác.

VIII. Cách tiếp thị cho cửa hàng phụ tùng ô tô


Việc tiếp thị trong kinh doanh là cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào. Để đẩy mạnh doanh số, các chủ cửa hàng phụ tùng ô tô có thể áp dụng những kinh nghiệm sau:

    8.1. Thực hiện ưu đãi cho khách hàng


Chương trình khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi vào những ngày khai trương, các dịp lễ đặc biệt. Đặc điểm của những phụ tùng ô tô là có giá cao, thế nên việc phát Voucher sẽ là món quà giá trị cho khách hàng.

Cung cấp một số dịch vụ bảo dưỡng và sửa xe: Đây là ưu đãi mà hầu hết các khách hàng đều thích. Bạn cũng thể tận dụng việc này để bán những hàng hóa, phụ kiện của mình.

Chế độ bảo hành cho khách hàng: Việc này sẽ giúp khách hàng có thêm niềm tin vào thương hiệu của cửa hàng.

    8.2. Sử dụng Internet để quảng bá thương hiệu


Internet đang là điều không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại hiện nay. Chủ cửa hàng có thể sử dụng nhằm quảng bá sản phẩm mà mình cung cấp một cách hiệu quả.

Hãy bắt đầu với các diễn đàn về ô tô, bạn cần đăng ký tài khoản và bắt đầu Up bài và tương tác với các thành viên khác. Nhưng lưu ý, diễn đàn khá khó tính họ sẽ sẵn sàng Ban tài khoản của bạn nếu như bạn chăm chỉ đăng bài hay còn gọi là Spam. Vì vậy hãy lựa thời điểm, bình luận tinh tế để quảng cáo sản phẩm của mình.

Sử dụng mạng xã hội: Mạng xã hội đang là hình thức Marketing online phổ biến với mỗi ngành nghề kinh doanh. Hãy lập Fanpage và bắt đầu đăng tải hình ảnh sản phẩm để thu hút khách hàng.

IX. POS365 - Quản lý hàng tồn kho phụ kiện ô tô hiệu quả


POS365 - Hiện nay đang thuộc top phần mềm quản lý quản lý bán hàng, hàng tồn kho, tính tiền và xử lý đơn hàng đơn giản, dễ dàng. Đây chính là cánh tay phải đắc lực dành cho cửa hàng kinh doanh phụ kiện ô tô: Có thể kể đến những tính năng:

- Quản lý hao phí nguyên vật liệu: thể hiện đầy đủ dữ liệu hao phí nguyên vật liệu, nguyên liệu sản xuất…

- Tình trạng nhập hàng, kho hàng: Thể hiện đầy đủ dữ liệu nhập hàng của cửa hàng, hàng hóa nhập kho, hàng nhập theo nhà cung cấp…

-  Khi giao dịch được thực hiện, phần mềm sẽ tự động thêm hoặc bớt số lượng, giúp người sử dụng kiểm soát chính xác hàng hóa trong kho. Bên cạnh đó việc thông báo hạn sử dụng sẽ được thực hiện mỗi khi hàng hóa có dấu hiệu cần thay mới.

-  Phân loại, thêm mới, xóa, lưu trữ thông tin khi nhập xuất hàng hóa.

-  POS365 là phần hỗ trợ quản lý qua tem mác, quét mã vạch QR.

-  Báo cáo bán hàng: Thể hiện chi tiết hàng hóa bán ra, số đơn hàng, doanh thu, phương thức thanh toán trong ngày. Tích hợp cả với chuỗi cửa hàng

-  Quản lý từ xa: POS365 hoạt động đồng bộ trên những thiết bị như điện thoại thông minh cầm tay, máy pos thu ngân, máy tính bảng, laptop,...

-  Phân tích bán hàng: Thể hiện đầy đủ dữ liệu mặt hàng bán chậm, mặt hàng bán chạy, khách hàng có doanh số cao…

Hãy đăng ký tài khoản phần mềm quản lý POS365.com.vn miễn phí để sử dụng cho cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô của chính mình.

X. Tổng kết


Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để bắt đầu kinh doanh phụ tùng ô tô. Hãy bắt đầu từ việc chọn địa điểm, sau đến nguồn hàng và cuối cùng là quảng cáo,... Chúc các bạn thành công.