Cạnh Tranh Bằng Cách Đạp Giá: Có Phải Là Một Thất Bại?
Theo quan điểm của tác giả bài viết thì cạnh tranh bằng cách đạp giá là một thất bại, vậy tại sao gọi là thất bại??? Đơn giản thế này!
Cạnh tranh bằng đạp giá có phải là thất bại!? |
Bên cạnh nhà bạn mới mở một quán cà phê, bên đó bán luôn cả đồ ăn vặt. Ngày đầu khai trương nó giảm 50%, hai ngày sau nó giảm 10%. Rồi cứ vậy nó bán thấp hơn bạn cả 10% so với bạn. Và bạn mất khách, cả khách ruột người ta cũng qua đó.
Rồi bạn cũng giảm giá. Bạn nghĩ quán nó mới mở, quán mới hơn bạn, trang trí đẹp hơn bạn. Đồ uống ngon hơn bạn. Và quan trọng hơn là kiểu gì nó cũng có nguồn hàng rẻ hơn nên nó mới có giá thấp hơn.
Thật sự mà nói thì người ta mở quán mới, họ sẽ có một chiến lược để hút khách tới. Giảm giá là một chiến lược thường thấy nhất, và hầu như tất cả mọi người đều áp dụng. Tại sao ư? Đó là tâm lý người dùng, họ thích rẻ.
Nhưng giảm giá chính là một chiến lược thất bại. Chí ít là trong ngành kinh doanh đồ uống dịch vụ. Bởi chi phí nguyên liệu trong ngành này rất cao nhưng lại có hạn sử dụng ngắn. Mà quán lại đòi hỏi menu phải đa dạng. Cao hơn nữa là phải có những món đặc trưng. Ngoài ra hàng tháng bạn phải trả chi phí cho điện nước, mặt bằng, nhân viên, tiền thuế... Chưa kể bạn phải thu tiền lời để đắp vào tiền vốn ban đầu. Và bạn còn phải cạnh tranh giành khách với người khác.
Một khi bạn giảm giá, bạn sẽ không thể nào tăng giá lên được. Nếu không sẽ mất khách. Bạn thấy quán bên cạnh rẻ hơn bạn giảm giá, tức là bạn đã thua người ta về khí thế.
Có một điều bạn nên biết, trí tuệ cũng là một loại sản phẩm. Và không ai sẵn sàng đem trí tuệ của mình ra cho không người khác để họ mang đi kiếm tiền đâu.
Như tôi có ý tưởng kinh doanh, ý tưởng của tôi là sản phẩm trí tuệ do tôi tạo ra, và nó có thể đem lại tiền cho tôi. Tất nhiên tôi không sẵn lòng đem nó cho ai cả. Vì vậy bạn phải tự tạo ra chiến lược kinh doanh cho mình. Nếu bạn ở trong hoàn cảnh này bạn phải tìm ra nguyên nhân bạn thất bại từ đâu.
Những yếu tố chính thường là:
- Vốn: vốn bạn đã hao hết, bởi nếu có vốn bạn sẽ không lo âu như vậy mà bung vốn ra cạnh tranh với người ta ngay. Đấu một sống một chết.
- Bạn không quản lý được việc kinh doanh của mình: quản lý để tạo sự cân bằng yêu cầu bạn phải có kiến thức.
- Phong cách của bạn đã quá nhàm.
- Đồ uống của bạn không quá đặc biệt và không ngon.
- Quan trọng hơn, ngon là một chuyện, ăn uống cũng phải có phong cách, và bạn không có. Đó là bạn thiếu tính chuyên nghiệp.
- Bạn làm cho người ta phản cảm, không thích bạn, hay không thích nhân viên của bạn.
- Và còn một điều nữa, như diễn đàn của chúng ta, rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ bây giờ có phong trào thích làm đồ handmade. Nếu nói trà sữa thì có thể nói họ cũng biết làm, thậm chí ngon hơn quán của bạn. Đôi khi họ có hiểu biết hơn bạn rất nhiều, họ có thể vào quán bạn và móc ra một đống lỗi. Nhưng họ vẫn đến quán của bạn, bởi họ có nhu cầu của họ. Và bạn không nắm biết nhu cầu này.
Bài viết này mình chỉ nói về chiến lược thôi. Một đống yếu tố này sẽ kéo giá cả của bạn xuống nếu bạn không tìm được cách giải quyết, và dẫn đến việc bạn sẽ thất bại mà đóng cửa. Chỉ có cạnh tranh về đẳng cấp bạn mới có thể tồn tại. Giá cả nó tạo ra đẳng cấp cho bạn.
Bạn nghĩ đồ mắc thì ai uống. Đó là suy nghĩ lỗi thời. Bởi bạn có thể biết, nguyên liệu tốt giá rất cao. Nhưng bạn không biết, đôi khi có những khách lại thích có giá cao bởi nó làm họ yên tâm. Vậy bạn hãy làm cho họ yên tâm hơn bằng cách khoe chính nguyên liệu mà mình sử dụng, và phải khoe cho thật tinh tế.
Bạn phải tạo ra sự chuyên nghiệp qua cách phục vụ và chăm sóc khách hàng. Thu thập thông tin khách hàng, thăm hỏi và chăm sóc dịch vụ cho họ... Đến chuyện họ không vừa lòng với bạn, hãy lắng nghe chứ đừng giải thích.
Nếu bạn không có đủ vốn đầu tư thì tốt nhất hay thu hẹp phạm vi đối tượng khách phục vụ lại. Cố gắng bắt lấy đối tượng tiềm năng và đầy khách mình không cần cho đối thủ. Để bắt lấy nhóm đối tượng mình cần thì hãy tạo ra một không gian đặc trưng cho riêng họ.
Và cái bạn cần nhất là cái tâm. Một ánh mắt có chiến lược nhìn xa trông rộng và một cái tâm để phục vụ người khác sẽ tạo ra thành công cho bạn. Những chiến lược này, bạn hãy cố gắng nắm bắt nhé!!!
Được chi sẻ bởi Bùi Anh Tuấn